BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU SONG NGỮ 2014 TIẾNG ANH

biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2014 song ngữ được áp dụng từ ngày 01-1-2014 đây là cuốn sách biểu thuế biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2014 sửa đổi bổ sung được biên soạn đầy đủ nhất các thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành áp dụng cho kê khai hải quan việt nam hiện nay

MUA SÁCH LIÊN HỆ: 0909 880 382 - Ms VÂN
THÔNG TIN LUẬT VIỆT NAM
GIAO SÁCH TOÀN QUỐC, GIAO SÁCH 30 PHÚT TẠI HÀ NỘI VÀ TP.HCM

Các dòng thuế này được điều chỉnh với nguyên tắc không ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phù hợp với cam kết WTO 2014 và Khung thuế suất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; mặt hàng thuộc Danh mục không khuyến khích nhập khẩu, trong nước đã có sản xuất, điều chỉnh tăng thuế lên trần cam kết WTO 2014.
Đặc biệt, các mặt hàng là nguyên liệu sản xuất, trong nước đã có sản xuất, Bộ Tài chính đề xuất tăng từ 2% đến 3% để khuyến khích sử dụng sản phẩm trong nước đã sản xuất được và góp phần hạn chế nhập siêu; các mặt hàng khoáng sản thuộc diện chịu thuế xuất khẩu nhưng vẫn có kim ngạch nhập khẩu thì điều chỉnh tăng từ 0% lên 3% để khuyến khích sử dụng tài nguyên khoáng sản trong nước, góp phần hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô giá rẻ.
Các mặt hàng đang có mức thuế suất thấp hơn cam kết WTO 2014 từ 0,5% đến 1% điều chỉnh tăng lên bằng mức trần; các mặt hàng thuộc Danh mục nhập khẩu theo hạn ngạch, điều chỉnh tăng 5-10% để hạn chế nhập khẩu, khuyến khích sử dụng hàng trong nước
SỬA ĐỔI MỨC THUẾ SUẤT 
THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG THUỘC NHÓM 2707, 2902 VÀ 3902 TẠI BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị quyết số 295/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 28/9/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2707, 2902 và 3902 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Điều 1. Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2707, 2902 và 3902 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi

Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2707, 2902 và 3902 quy định tại Phụ lục II Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành tại Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế thành mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới quy định tại Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này.
biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2014 sửa đổi bổ sung
BIỂU THUẾ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU VÀ THUẾ GTGT HÀNG NHẬP KHẨU ÁP DỤNG NĂM 2013 VÀ 2014

EXPORT – IMPORT TARIFF AND VALUE ADDED TAX ON IMPORTS
AHTN 2012 – MFN/WTO – ATIGA – ACFTA – AKFTA – AJCEP – VJEPA – AANZFTA – AIFTA – VAT
193 – 161 – 162 – 163 – 20 – 21 – 44 – 45 – 06 – 65 – 131 – 3286

* C/O form D, C/O form E, C/O form AK, C/O form AI, C/O form AANZ.
* C/O form VJ, C/O form AJ áp dụng đến năm 2014.
* Qui định về Quản lý Thuế áp dụng từ: 22/09/2013
* Thuế VAT theo Thông tư 65/2013/TT-BTC áp dụng từ 01/07/2013
* Cơ sở dữ liệu giá mới cho danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam áp dụng đến năm 2014
Thuế suất thuế Nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo cam kết trong ATIGA, ACFTA, AKFTA, AJCEP , VJEPA, AANZFTA, AIFTA.
Tài liệu nghiệp vụ biểu thuế xuất nhập khẩu 2014 sửa đổi bổ sung sử dụng cho cán bộ thuế xuất nhập khẩu, cán bộ Hải quan và tổ chức cá nhân có hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2014 sửa đổi bổ sung được xây dựng theo tiêu chuẩn của danh mục AHTN phiên bản 2012, với hệ thống mã số và tên gọi tuân thủ hoàn toàn theo nguyên tắc phân loại của danh mục hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của tổ chức Hải quan thế giới (Mã hóa ở cấp độ 8 số cho tất cả các dòng thuế) phù hợp với yêu cầu quản lý và thực hiện các nghiệp vụ của cán bộ thuế, cán bộ hải quan và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong phạm vi cả nước

Chung tôi xin trích đoạn biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2014 cho quý vị tham khảo
biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2014 sửa đổi bổ sung hải quan

thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác (sau đây viết tắt là hiệp định thương mại).
2. Điều kiện áp dụng:
2.1- Hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt phải đáp ứng đủ các điều kiện quỵ định cụ thể tại từng Quyết định về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện hiệp định thương mại do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
2.2- Hàng hóa từ khu phi thuế quan (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phải thỏa mãn các điều kiện :
(i) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ƯU đãi đậc biệt tương ứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
(ii) Thoả mãn ỵêu cầu vế xuất xứ hàng hoá, được xác nhận bằng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, theo quy định của Bộ Thương mại.
2.3- Hàng hoá nhập khẩu có tổng giá trị lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD không phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (sau đây viết tắt là c/o ưu đãi đặc biệt).
3. Nguyên tắc áp dụng.
3.1- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng cho một mặt hàng được xác định theo một quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính (gồm cả các quyết định sửa đổi, bổ sung nếu có) ban hành biểu thuế nhập ưu đãi đặc biệt để thực hiện hiệp định thương mại, hướng dẫn tại Thông tư này và quy định hiện hành khác có liên quan.
3.2- Trường hợp mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn so với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam cho từng hiệp định thương mại do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định ban hành thì mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này sẽ là mức thuế suất MFN.
3.3- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với các chi tiết, linh kiện rời đồng bộ nhập khẩu để lắp ráp sản phẩm cơ khí, điện, điện tử được thực hiện như sau:
Các chi tiết (cụm chi tiết), linh kiện (cụm linh kiện) rời đồng bộ có c/o ưu đãi đặc biệt được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt của mặt hàng nguyên chiếc nếu thoả mãn các điều kiện về áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại Mục I của Thông tư này. Các chi tiết, linh kiện rời còn lại không có c/o ưu đãi đặc biệt áp dụng mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường của mặt hàng nguyên chiếc.
Doanh nghiệp phải xuất trình một hoặc nhiều hoá đơn thương mại riêng biệt cho các chi tiết (cụm chi tiết), linh kiện (cụm linh kiện) có CIO ưu đãi đặc biệt để đề nghị áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt được thực hiện tại thời điểm tính thuế theo quỵ định của của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thủ tục quyết toán thuế nhập khẩu với cơ quan Hải quan được thực hiện theo quy định hiện hành.
Nguyên tắc phân loại linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và pháp luật hiện hành khác có liên quan.
3.4- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hoá gia công trong khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước là mức thuế suất ƯU đãi đặc biệt của Việt Nam đối với mặt hàng gia công nhập khẩu được quy định trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo từng hiệp định thương mại.
3.5- Trường hợp người khai hải quan chưa nộp được c/o ưu đãi đặc biệt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu nhưng hàng hoá nhập khẩu thoả mãn các điều kiện khác quy định tại Mục I của Thông tư này, thì tạm tính thuế theo mức thuế suất MFN. Khi người khai hải quan nộp bổ sung c/o ưu đãi đặc biệt hợp lệ theo quy định tại mục II của Thông tư này thì cơ quan hải quan tính lại thuế theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt tương ứng theo đúng quy định.
3.6- Hàng hoá nhập khẩu có c/o được đóng dấu “FOR CUMULATION PURPOSES ONLY” không được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
3.7- Trường hợp hoá đơn thương mại do bên thứ ba không phải là đối tác ký kết hợp đồng thương mại phát hành thì hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam vẫn được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 mục I Thông tư này.
Ị|. Xuất xứ, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá:

1. Các quy tắc để hàng hoá được công nhận là có xuất xứ từ nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam được quy định tại quỵ chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định ban hành theo từng hiệp định thương mại.
2. Giấy chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký và con dấu phù hợp vớí mẫu chữ ký và con dấu được cơ quan có thẩm quyền cấp c/o của các nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam cấp. Danh sách các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của các nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam được quy định tại các Quyết định ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho từng hiệp định thương mại của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Khi người khai hải quan xuất trình c/o giáp lưng do nước thành viên trung gian cấp và hàng hoá đáp ứng quy định tại mục I Thông tư này thì được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra c/o giáp lưng theo quy trình kiểm tra xuất xứ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
4. C/O cho hàng hoá của khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước phải có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu chữ ký và con dấu chính thức của cơ quan có thẩm quyền được Bộ Thương mại uỷ quyền cấp c/o.
5. Quy định về việc nộp C/O:
5.1- Thời điểm nộp C/O cho cơ quan Hải quan là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu, c/o nộp cho cơ quan Hải quan bao gồm 01 bản chính (original) và phải còn giá trị hiệu lực tại thời điểm nộp. Thời hạn giá trị hiệu lực của C/O là 06 tháng kể từ ngày cấp.
5.2- Trường hợp chưa nộp được c/o tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, nếu có lý do chính đáng và người khai hải quan có văn bản đề nghị được chậm nộp c/o ưu đãi đặc biệt, cam kết nộp c/o đúng trong thời hạn cho phép thì Chi cục trưởng Hải quan quyết định gia hạn thời gian nộp c/o trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp người khai hải quan nộp c/o quá thời hạn 30 ngày đã được cho phép chậm nộp, nếu c/o còn hiệu lực và phù hợp với bộ chứng từ, với kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá (trong trường hợp hàng hoá phải kiểm tra thực tế) thì cơ quan hải quan vẫn chấp nhận và áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho lô hàng nhập khẩu, đồng thời tổ chức thực hiện các biện pháp sau đối với đối tượng vi phạm:
a) Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp c/o quá thời hạn cho phép chậm nộp theo quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan.
b) Đưa vào danh sách doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật hải quan.
c) Kiểm tra sau thông quan chặt chẽ các lô hàng nhập khẩu có c/o ưu đãi đặc biệt.
d) Không chấp nhận cho doanh nghiệp nộp chứng từ bảo lãnh thuế đối với các lô hàng hưởng ưu đãi đặc biệt, phải nộp thuế ngay.
6. Trong trường hợp có sự nghi ngờ vể tính trung thực và chính xác của c/o thì cơ quan Hải quan xử lý theo trình tự sau:
6.1- Đình chỉ việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và tạm thu theo mức thuế suất MFN nếu hàng hoá đủ điều kiện áp dụng thuế suất MFN; trường hợp không đủ điéu kiện áp dụng thuế suất MFN thì áp dụng thuế suất thông thường.
6.2- Yêu cầu kiểm tra lại C/O:
- Cơ quan Hải quan đưa ra những điểm nghi ngờ về tính trung thực và chính xác của c/o để yêu cầu người nhập khẩu cung cấp thêm tài liệu (nếu có), chứng minh hàng hoá thực sự có xuất xứ từ nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam; hoặc :
- Đề nghị cơ quan có thẩm quỵền cấp giấỵ chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu xác nhận (Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành xác minh trên cơ sở báo cáo của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố).
- Tổng cục Hải quan cử đoàn kiểm tra đến nước xuất khẩu để xác minh tính xác thực của c/o.
Khi có đủ tài liệu chứng minh đúng là hàng có xuất xứ từ nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam, cơ quan Hải quan có trách nhiệm tiến hành các thủ tục thoái trả lại cho người nhập khẩu khoản chênh lệch giữa sô’ tiền thuế tạm thu theo mức thuê’ suất MFN hoặc thuế suất thông thường và số tiền thuế tính theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Trong thời gian chờ kết quả kiểm tra lạí, vẫn tiếp tục thực hiện các thủ tục để giải phóng hàng theo các quy định nhập khẩu thông thường.

Quy trình và thủ tục yêu cầu kiểm tra lại được thực hiện theo quy định liên quan tại quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định ban hành theo từng hiệp định thương mại.
Thời hạn xem xét, chấp nhận c/o không quá 365 ngày kể từ ngày CIO được nộp cho cơ quan Hải quan hoặc kể từ ngày cơ quan hải quan nghi ngờ có sự gian lận vi phạm về xuất xứ hàng hoá.
III. Khai hải quan, Kiểm tra hải quan:
1. Nguyên tắc chung:
1.1- Khai hải quan, kiểm tra hải quan đối với hàng nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt phải tuân thủ các quy định hiện hành vé thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quỵ trình kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu hiện hành và các quỵ định tại Thông tư nàỵ.
1.2- Hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này chịu sự kiểm tra hải quan theo các quy định của Tổng cục Hải quan.
1.3- Chi cục Hải quan phải bố trí công chức hải quan có đủ trình độ năng lực làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt ở từng khâu tiếp nhận tờ khai hải quan, kiểm hoá, tính thuế, phúc tập hồ sơ hải quan.
2. Khai hải quan
2.1- Người khai hải quan có trách nhiệm khai đắy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí quy định tại tờ khai hải quan; tự xác định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, hoặc đề nghị công chức hải quan được giao nhiệm vụ đảm nhận hướng dân áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt hướng dẫn trước khi tiến hành khai hải quan.
2.2- Khi khai thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng, người khai hải quan phải khai rõ thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng theo quyết định nào của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2.3- Người khai hải quan phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ chứng minh hàng hoá đủ điều kiện áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt như c/o, tài liệu chứng minh vận chuyển thẳng…
3. Kiểm tra hải quan
Kiểm tra hải quan đối với hàng hoá được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được thực hiện theo các quy định tại Thông tư này, Quyết định về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do của Bộ Tài chính, quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hoá do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
IV. Các quy định khác:
1. Các quy định vé căn cứ tính thuế, chế độ thu nộp thuế, chế độ miễn, giảm thuế, chế độ hoàn thuế, truy thu thuế, khiếu nại, xử lý vi phạm và các quy định khác thực hiện theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật quản lý thuế, Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
2. Trường hợp có thay đổi đối với những mặt hàng trong các văn bản pháp lý của các nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam ban hành để thực hiện điểu Ước quốc tế liên quan hoặc do những lý do khác làm thay đổi, ảnh hưởng đến quyền được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt của Việt Nam, Bộ Tàí chính sẽ có hướng dẫn phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
MUA SÁCH LIÊN HỆ: 0909 880 382 - Ms VÂN
THÔNG TIN LUẬT VIỆT NAM
GIAO SÁCH TOÀN QUỐC, GIAO SÁCH 30 PHÚT TẠI HÀ NỘI VÀ TP.HCM

**************************
chú giải chi tiết mã hs hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp dụng cho năm 2013 và 2014

chú giải chi tiết mã hs hàng hóa xuất nhập khẩu áp dụng năm 2014 được thay đổi theo mã hs code 8 số, cuốn sách chú giải chi tiết mã hs hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng để tra cứu mã hàng hóa của hải quan việt nam

Nội dung quyển sách chú giải chi tiết mã hs hàng hóa xuất nhập khẩu

PHẦN I: CÔNG ƯỚC HS VÀ HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI HÀNG HÓA TRONG DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
PHẦN II: CHÚ GIẢI CHI TIẾT MÃ HÀNG HÓA HS TRONG DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU VIỆT NAM
PHẦN III: CHÚ GIẢI Bổ SUNG (SEN) CỦA DANH MỤC THUẾ QUAN HÀI HÒA ASEAN (AHTN).
PHẦN IV: VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN.
chú giải chi tiết mã hs hàng hóa xuất nhập khẩu 2014
Chung tôi trích đoạn cuốn sách chú giải chi tiết mã hs hàng hóa xuất nhập khẩu

2.DANH MỤC HS
a) Khái niệm: “Hệ thống hài hoá mô tả và mã hoá hàng hoá”, sau đây gọi tắt là Hệ thống hài hoà (viết tắt là HS) là hệ thống bao gồm các quy tắc tổng quát, các chủ giải bắt buộc và danh sách những nhóm hàng (mã 4 chữ số) và phân nhóm hàng (mã 6 chữ số) được sắp xếp một cách có hệ thống ứng với tên, mô tả và mã số hàng hoá.
Danh mục những nhóm hàng và phân nhóm hàng của Hệ thống hài hoà còn được gọi tắt là Danh mục HS.
b) Mục tiêu của Danh mục HS: là đảm bảo phân loại hàng hóa có hệ thống; Xác định cho mỗi mặt hàng một vị trí thích hợp trong Danh mục sao cho các quốc gia áp dụng Danh mục này đều đặt mặt hàng như nhau vào một con số trong Danh mục gọi Mã số, Thống nhất hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan nhằm giúp mọi người dễ hiểu và đơn giản hỏa công việc của các tổ chức, cá nhân có liên quan; Tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán các hiệp ước thương mại cũng như áp dụng các hiệp ước; hiệp định này giữa cơ quan hải quan các nước.
Danh HS đã qua những lần sửa đổi sau:
- Lần thứ nhất vào năm 1992 chủ yếu là biên tập lại
- Lần thử hai vào năm 1996, trong lần sửa đổi này có 393 điểm sửa đổi, số dòng thuế từ 5018 dòng tăng lên 5113 dòng;
- Lần thứ ba vào năm 2002, có 374 điểm sửa đổi và số dòng thuế tăng lên 5224 dòng;
- Lần thứ tư vào năm 2006, Tổ chức Hải quan thế giới WCO công bố áp dụng phiên bản Danh mục HS 2007 có 354 điểm sửa đổi.
- Danh mục HS 2012 là phiên bản sửa đổi lần thứ 5 kể từ khi Danh mục HS được Hội đồng WCO thông qua năm 1983.
Hiện tại có hơn 200 qụốc gia, vùng lãnh thổ cũng nhự các tổ chức quốc tế như Phòng Thống kê Liên hợp quốc và Tổ chức thương mại thế giới sử dụng Danh mục HS. Cho đến nay, Hiệp định HS được coi là một công cụ thành công nhất của WCO với 141 bên kỷ kết tham gia.
Phiên bản HS 2012 bao gồm 220 nội dung sửa đổi: 98 nội dung thuộc phần nông nghiệp, 27 nội dung thuộc phần hoá chất, 9 nội dung thuộc phần giấy, 14 nội dung thuộc phần sản phẩm dệt, 5 nội dung thuộc phần kim loại cơ bản, 30 nội dung thuộc phần máy móc, và bổ sung mục 37 áp dụng cho một số phần khác.
Các nội dung sửa đổi tập trung vào các vấn đề môi trường và xã hội, cụ thể là việc sử dụng Danh mục HS như công cụ chuẩn trong việc phân loại và áp mã hàng hoá đặc biệt quan trọng đối với vấn đề an toàn thực phẩm và hệ thống cảnh báo sớm của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO).
Danh mục HS 2012 cũng bao gồm những quy định phân loại mới cho các loại hoá chất cụ thể nêu tại Công ước Rotterdam và các chất huỷ hoại tầng ozon theo Nghị định thư Montreal nhằm góp phần hơn nữa vào các nỗ lực chung trong việc bảo vệ môi trường.
Danh mục HS được công nhận trên toàn thế giới như một công cụ đa mục tiêu, được sử dụng rộng rãi làm cơ sờ cho việc tính thuế xuất nhập khẩu và thống kê thương mại trong nước và quốc tế.
MUA SÁCH LIÊN HỆ: 0909 880 382 - Ms VÂN
THÔNG TIN LUẬT VIỆT NAM
GIAO SÁCH TOÀN QUỐC, GIAO SÁCH 30 PHÚT TẠI HÀ NỘI VÀ TP.HCM