Triển khai thực hiện cam kết WTO năm 2014, Chỉ thị số 09/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2013 và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 302/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ và sau khi trao đổi với các Bộ ngành, Hiệp hội có liên quan, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, với hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Về Biểu thuế xuất khẩu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện cho cả người nộp thuế và cơ quan hải quan, Biểu thuế xuất khẩu năm 2014 đã được điều chỉnh về danh mục hàng hoá chịu thuế xuất khẩu cho phù hợp với danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam và sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số nhóm mặt hàng. Cụ thể:
Đối với về danh mục biểu thuế xuất khẩu, danh mục Biểu thuế xuất khẩu đã được chi tiết mã hàng hoá của các nhóm mặt hàng đến cấp độ 8 số. Đối với những nhóm hàng đã được định danh như trong Biểu nhập khẩu thì được ghi mã hàng và tên mô tả hàng hoá giống như trong Biểu nhập khẩu. Đối với những mặt hàng chưa được định danh trong Biểu thuế nhập khẩu thì tuỳ tính chất mặt hàng, quy tắc phân loại hàng hoá mà được chi tiết tên riêng và áp mã hàng theo mã hàng của Biểu thuế nhập khẩu.
Về thuế suất thuế xuất khẩu: Thuế suất thuế xuất khẩu có sự thay đổi đối với một số nhóm hàng (vàng, cao su, sản phẩm chế biến từ tinh quặng titan...) cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế, xã hội của trong nước và bối cảnh kinh tế quốc tế.
Về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng từ ngày 01/01/2014 có thay đổi so với thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 2013 như: điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu của một số dòng thuế cho phù hợp với cam kết WTO năm 2014 và sửa đổi bất hợp lý về thuế suất thuế nhập khẩu giữa sản phẩm nguyên chiếc với vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp các sản phẩm nguyên chiếc; Đồng thời cũng điều chỉnh tăng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số dòng thuế theo Chỉ thị số 09/CT-TTg nhằm khuyến khích sản xuất và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước.
BIỂU THUẾ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU VÀ THUẾ GTGT HÀNG NHẬP KHẨU ÁP DỤNG 2014
EXPORT – IMPORT TARIFF AND VALUE ADDED TAX ON IMPORTS
AHTN 2012 – MFN/WTO – ATIGA – ACFTA – AKFTA – AJCEP – VJEPA – AANZFTA – AIFTA – VAT
193 – 161 – 162 – 163 – 20 – 21 – 44 – 45 – 06 – 65 – 131 – 3286
* C/O form D, C/O form E, C/O form AK, C/O form AI, C/O form AANZ.
* C/O form VJ, C/O form AJ áp dụng đến năm 2014.
* Qui định về Quản lý Thuế áp dụng từ: 22/09/2013
* Thuế VAT theo Thông tư 65/2013/TT-BTC áp dụng từ 01/07/2013
* Cơ sở dữ liệu giá mới cho danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam áp dụng đến năm 2014
Thuế suất thuế Nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo cam kết trong ATIGA, ACFTA, AKFTA, AJCEP , VJEPA, AANZFTA, AIFTA.
Tài liệu nghiệp vụ biểu thuế xuất nhập khẩu 2014 sửa đổi bổ sung sử dụng cho cán bộ thuế xuất nhập khẩu, cán bộ Hải quan và tổ chức cá nhân có hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2014 sửa đổi bổ sung được xây dựng theo tiêu chuẩn của danh mục AHTN phiên bản 2012, với hệ thống mã số và tên gọi tuân thủ hoàn toàn theo nguyên tắc phân loại của danh mục hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của tổ chức Hải quan thế giới (Mã hóa ở cấp độ 8 số cho tất cả các dòng thuế) phù hợp với yêu cầu quản lý và thực hiện các nghiệp vụ của cán bộ thuế, cán bộ hải quan và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong phạm vi cả nước
Chung tôi xin trích đoạn biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2014 cho quý vị tham khảo
thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác (sau đây viết tắt là hiệp định thương mại).
2. Điều kiện áp dụng:
2.1- Hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt phải đáp ứng đủ các điều kiện quỵ định cụ thể tại từng Quyết định về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện hiệp định thương mại do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
2.2- Hàng hóa từ khu phi thuế quan (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phải thỏa mãn các điều kiện :
(i) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ƯU đãi đậc biệt tương ứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
(ii) Thoả mãn ỵêu cầu vế xuất xứ hàng hoá, được xác nhận bằng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, theo quy định của Bộ Thương mại.
2.3- Hàng hoá nhập khẩu có tổng giá trị lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD không phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (sau đây viết tắt là c/o ưu đãi đặc biệt).
3. Nguyên tắc áp dụng.
3.1- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng cho một mặt hàng được xác định theo một quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính (gồm cả các quyết định sửa đổi, bổ sung nếu có) ban hành biểu thuế nhập ưu đãi đặc biệt để thực hiện hiệp định thương mại, hướng dẫn tại Thông tư này và quy định hiện hành khác có liên quan.
3.2- Trường hợp mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn so với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam cho từng hiệp định thương mại do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định ban hành thì mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này sẽ là mức thuế suất MFN.
3.3- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với các chi tiết, linh kiện rời đồng bộ nhập khẩu để lắp ráp sản phẩm cơ khí, điện, điện tử được thực hiện như sau:
Các chi tiết (cụm chi tiết), linh kiện (cụm linh kiện) rời đồng bộ có c/o ưu đãi đặc biệt được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt của mặt hàng nguyên chiếc nếu thoả mãn các điều kiện về áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại Mục I của Thông tư này. Các chi tiết, linh kiện rời còn lại không có c/o ưu đãi đặc biệt áp dụng mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường của mặt hàng nguyên chiếc.
Doanh nghiệp phải xuất trình một hoặc nhiều hoá đơn thương mại riêng biệt cho các chi tiết (cụm chi tiết), linh kiện (cụm linh kiện) có CIO ưu đãi đặc biệt để đề nghị áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt được thực hiện tại thời điểm tính thuế theo quỵ định của của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thủ tục quyết toán thuế nhập khẩu với cơ quan Hải quan được thực hiện theo quy định hiện hành.
Nguyên tắc phân loại linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và pháp luật hiện hành khác có liên quan.
3.4- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hoá gia công trong khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước là mức thuế suất ƯU đãi đặc biệt của Việt Nam đối với mặt hàng gia công nhập khẩu được quy định trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo từng hiệp định thương mại.
3.5- Trường hợp người khai hải quan chưa nộp được c/o ưu đãi đặc biệt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu nhưng hàng hoá nhập khẩu thoả mãn các điều kiện khác quy định tại Mục I của Thông tư này, thì tạm tính thuế theo mức thuế suất MFN. Khi người khai hải quan nộp bổ sung c/o ưu đãi đặc biệt hợp lệ theo quy định tại mục II của Thông tư này thì cơ quan hải quan tính lại thuế theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt tương ứng theo đúng quy định.
3.6- Hàng hoá nhập khẩu có c/o được đóng dấu “FOR CUMULATION PURPOSES ONLY” không được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
3.7- Trường hợp hoá đơn thương mại do bên thứ ba không phải là đối tác ký kết hợp đồng thương mại phát hành thì hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam vẫn được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 mục I Thông tư này.
Ị|. Xuất xứ, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá:
1. Các quy tắc để hàng hoá được công nhận là có xuất xứ từ nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam được quy định tại quỵ chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định ban hành theo từng hiệp định thương mại.
2. Giấy chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký và con dấu phù hợp vớí mẫu chữ ký và con dấu được cơ quan có thẩm quyền cấp c/o của các nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam cấp. Danh sách các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của các nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam được quy định tại các Quyết định ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho từng hiệp định thương mại của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Khi người khai hải quan xuất trình c/o giáp lưng do nước thành viên trung gian cấp và hàng hoá đáp ứng quy định tại mục I Thông tư này thì được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra c/o giáp lưng theo quy trình kiểm tra xuất xứ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
4. C/O cho hàng hoá của khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước phải có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu chữ ký và con dấu chính thức của cơ quan có thẩm quyền được Bộ Thương mại uỷ quyền cấp c/o.
5. Quy định về việc nộp C/O:
5.1- Thời điểm nộp C/O cho cơ quan Hải quan là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu, c/o nộp cho cơ quan Hải quan bao gồm 01 bản chính (original) và phải còn giá trị hiệu lực tại thời điểm nộp. Thời hạn giá trị hiệu lực của C/O là 06 tháng kể từ ngày cấp.
5.2- Trường hợp chưa nộp được c/o tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, nếu có lý do chính đáng và người khai hải quan có văn bản đề nghị được chậm nộp c/o ưu đãi đặc biệt, cam kết nộp c/o đúng trong thời hạn cho phép thì Chi cục trưởng Hải quan quyết định gia hạn thời gian nộp c/o trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp người khai hải quan nộp c/o quá thời hạn 30 ngày đã được cho phép chậm nộp, nếu c/o còn hiệu lực và phù hợp với bộ chứng từ, với kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá (trong trường hợp hàng hoá phải kiểm tra thực tế) thì cơ quan hải quan vẫn chấp nhận và áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho lô hàng nhập khẩu, đồng thời tổ chức thực hiện các biện pháp sau đối với đối tượng vi phạm:
a) Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp c/o quá thời hạn cho phép chậm nộp theo quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan.
b) Đưa vào danh sách doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật hải quan.
c) Kiểm tra sau thông quan chặt chẽ các lô hàng nhập khẩu có c/o ưu đãi đặc biệt.
d) Không chấp nhận cho doanh nghiệp nộp chứng từ bảo lãnh thuế đối với các lô hàng hưởng ưu đãi đặc biệt, phải nộp thuế ngay.
6. Trong trường hợp có sự nghi ngờ vể tính trung thực và chính xác của c/o thì cơ quan Hải quan xử lý theo trình tự sau:
6.1- Đình chỉ việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và tạm thu theo mức thuế suất MFN nếu hàng hoá đủ điều kiện áp dụng thuế suất MFN; trường hợp không đủ điéu kiện áp dụng thuế suất MFN thì áp dụng thuế suất thông thường.
6.2- Yêu cầu kiểm tra lại C/O:
- Cơ quan Hải quan đưa ra những điểm nghi ngờ về tính trung thực và chính xác của c/o để yêu cầu người nhập khẩu cung cấp thêm tài liệu (nếu có), chứng minh hàng hoá thực sự có xuất xứ từ nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam; hoặc :
- Đề nghị cơ quan có thẩm quỵền cấp giấỵ chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu xác nhận (Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành xác minh trên cơ sở báo cáo của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố).
- Tổng cục Hải quan cử đoàn kiểm tra đến nước xuất khẩu để xác minh tính xác thực của c/o.
Khi có đủ tài liệu chứng minh đúng là hàng có xuất xứ từ nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam, cơ quan Hải quan có trách nhiệm tiến hành các thủ tục thoái trả lại cho người nhập khẩu khoản chênh lệch giữa sô’ tiền thuế tạm thu theo mức thuê’ suất MFN hoặc thuế suất thông thường và số tiền thuế tính theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Trong thời gian chờ kết quả kiểm tra lạí, vẫn tiếp tục thực hiện các thủ tục để giải phóng hàng theo các quy định nhập khẩu thông thường.
Quy trình và thủ tục yêu cầu kiểm tra lại được thực hiện theo quy định liên quan tại quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định ban hành theo từng hiệp định thương mại.
Thời hạn xem xét, chấp nhận c/o không quá 365 ngày kể từ ngày CIO được nộp cho cơ quan Hải quan hoặc kể từ ngày cơ quan hải quan nghi ngờ có sự gian lận vi phạm về xuất xứ hàng hoá.
III. Khai hải quan, Kiểm tra hải quan:
1. Nguyên tắc chung:
1.1- Khai hải quan, kiểm tra hải quan đối với hàng nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt phải tuân thủ các quy định hiện hành vé thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quỵ trình kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu hiện hành và các quỵ định tại Thông tư nàỵ.
1.2- Hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này chịu sự kiểm tra hải quan theo các quy định của Tổng cục Hải quan.
1.3- Chi cục Hải quan phải bố trí công chức hải quan có đủ trình độ năng lực làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt ở từng khâu tiếp nhận tờ khai hải quan, kiểm hoá, tính thuế, phúc tập hồ sơ hải quan.
2. Khai hải quan
2.1- Người khai hải quan có trách nhiệm khai đắy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí quy định tại tờ khai hải quan; tự xác định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, hoặc đề nghị công chức hải quan được giao nhiệm vụ đảm nhận hướng dân áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt hướng dẫn trước khi tiến hành khai hải quan.
2.2- Khi khai thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng, người khai hải quan phải khai rõ thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng theo quyết định nào của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2.3- Người khai hải quan phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ chứng minh hàng hoá đủ điều kiện áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt như c/o, tài liệu chứng minh vận chuyển thẳng…
3. Kiểm tra hải quan
Kiểm tra hải quan đối với hàng hoá được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được thực hiện theo các quy định tại Thông tư này, Quyết định về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do của Bộ Tài chính, quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hoá do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
IV. Các quy định khác:
1. Các quy định vé căn cứ tính thuế, chế độ thu nộp thuế, chế độ miễn, giảm thuế, chế độ hoàn thuế, truy thu thuế, khiếu nại, xử lý vi phạm và các quy định khác thực hiện theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật quản lý thuế, Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
2. Trường hợp có thay đổi đối với những mặt hàng trong các văn bản pháp lý của các nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam ban hành để thực hiện điểu Ước quốc tế liên quan hoặc do những lý do khác làm thay đổi, ảnh hưởng đến quyền được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt của Việt Nam, Bộ Tàí chính sẽ có hướng dẫn phù hợp với từng trường hợp cụ thể.